Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2023
Ngày cập nhật 01/11/2023

Ngày 11/01/2023. UBND xã Điền Lộc ban hành Quyết định số 10/QĐ-UBND về ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2023

                                                                         QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

               (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2023 của UBND xã Điền Lộc)

                                                                  Chương I: Những quy định chung

 Điều 1. Mục đích và yêu cầu:

 1. Mục đích: Tạo quyền chủ động trong quản lý, chi tiêu cho trưởng các ban ngành đoàn thể trong đơn vị và Thủ trưởng cơ quan.

Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của KBNN, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định của Nhà nước.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tạo tính chủ động cho cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Ngăn chặn, đẩy lùi nạn lãng phí đang diễn ra trong các hoạt động và việc sử dụng tiền và tài sản của Nhà nước.

Sử dụng tài sản, thiết bị phục vụ trong công việc đúng mục đích và có hiệu qủa.

Nhằm thực hiện công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu nhập trong tiết kiệm chi cho cán bộ và nhân viên (nếu có).

2. Yêu cầu: Cụ thể hoá Luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, của tỉnh, huyện. Xây dựng các định mức chi tiết trong chi tiêu ngân sách Nhà nước và sử dụng tài sản của đơn vị.

Các ngành, đoàn thể chủ động trong quá trình lập dự toán, kế hoạch chi thường xuyên và trong quá trình hoạt động của năm trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả.

Điều 2. Nguyên tắc xây dựng quy chế:

1. Đảm bảo các quy định, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước;

2. Phù hợp với đặc thu hoạt động của đơn vị, cơ quan;

3. Đảm bảo cho cơ quan và CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho CBCC;

5. Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp;

6. Được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có kiến đóng góp tham gia của tổ chức công đoàn.

Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế:

1. Căn cứ vào các định mức, tiêu chuẩn quy định hiện hành của Nhà nước;

2. Căn cứ vào tình hình thực hiện chi ngân sách của đơn vị các năm về trước;

3. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch các nhiệm vụ được giao của từng cá nhân và ban ngành trong đơn vị;

4. Căn cứ dự toán được giao của UBND huyện.

Điều 4. Nội dung cụ thể quy chế chi tiêu nội bộ:

- CBCC của cơ quan chấp hành nghiêm túc các quy định, định mức phân bổ ngân sách của Nhà nước. Công tác lập dự toán công khai, phản ánh đầy đủ mọi khoản chi cần thiết, đúng chế độ quy định vào dự toán. Cơ cấu các khoản chi trong dự toán phù hợp với thực tế tại đơn vị. Không đưa vào dự toán các khoản chi sai quy định, điều chỉnh kịp thời cơ cấu các khoản chi không cần thiết.

- Thực hiện chi tiêu ngân sách tuân thủ dự toán đầu năm, mọi khoản chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng đảm bảo các hoạt động của đơn vị có hiệu qủa.

- Quản lý, sử dụng điện nước trong cơ quan : Sử dụng điện, nước hợp lý, trên tinh thần tiết kiệm. Khi ra khỏi phòng làm việc phải tắt máy vi tính, tắt điện, tắt quạt. Hạn chế sử dụng điện, nước trong thời gian cao điểm.

- Sử dụng văn phòng phẩm, vật tư chuyên môn :

+  Căn cứ vào kế hoạch hoạt động và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, đoàn thể (bao gồm sổ, bút, giấy vi tính, mực máy in,...); căn cứ vào số lượng VPP mua về, các bộ phận, đoàn thể thanh toán theo số lượng thực tế.

+ Đối với bộ phận văn thư, lưu trữ: Căn cứ vào tính chất công việc, như số lượng công văn đến, số lượng công văn đi để in sao, nhưng phải theo dõi số lượng nhập, xuất. CBCC trong cơ quan khi sao lưu văn bản phải ghi vào sổ theo dõi photo để tổng hợp số lượng và đối chiếu với thực tế. Phô tô văn bản của UBND xã phải theo dõi cụ thể số tờ in để có cơ sở tính vào nguồn hoạt động của các ngành.

+ Sử dụng văn phòng phẩm phải tiết kiệm, in giấy tờ các loại, in mực phải hợp lý. Không sử dụng văn phòng phẩm của cơ quan cho nhu cầu cá nhân.

+ Các ban ngành chủ động trong nguồn của mình để chi mua cho hợp lý, chỉ mua sắm những văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ văn phòng cần thiết cho công việc, không được mua sắm văn phòng phẩm, CCDC ngoài khả năng của đơn vị, ban ngành mình.

+ Đối với các bộ phận khối UBND trước khi mua hàng phải làm đề xuất kế hoạch trình thủ trưởng duyệt và chuyển về cho bộ phận ngân sách theo dõi, cập nhật vào sổ để có cơ sở thanh toán và số lượng khi mua về, đồng thời phải lập danh sách cấp cụ thể theo số lượng và nhu cầu nhập, xuất.

- Việc mua sắm vật tư chuyên môn phải phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị, sử dụng phải hiệu quả, tiết kiệm.

Các nội dung chi cụ thể như sau:

1. Vật tư văn phòng phẩm:

Trên cơ sở tính tự giác, tinh thần tiết kiệm của mỗi CBCC là chủ yếu.

2. Thông tin liên lạc:

a. Điện thoại: Cơ quan có 01 máy điện thoại cố định liên lạc nội hạt. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại cho việc riêng.

b.Tem thư: Bộ phận văn thư căn cứ vào số lượng gửi văn bản đến các đơn vị có liên quan, tổng hợp trình Thủ trưởng cơ quan duyệt mua tem để gửi.

3. Mục thanh toán hội nghị, họp: Phải hạn chế tối đa tổ chức các hội nghị không cần thiết, kết hợp nhiều nội dung để tổ chức hội nghị; in ấn tài liệu: theo số lượng đối tượng tham dự, in ấn 02 mặt, trước khi in ấn phải dò kỷ chi tiết nội dung trên máy, hạn chế tối đa việc sai sót trong việc ban hành các văn bản.

Họp định kỳ hàng tháng, quý, họp mở rộng: Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã và các đoàn thể, chi bù tiền ăn:100.000 đồng/ người/ ngày.(Chỉ cấp tiền hội nghị, hội họp đối với cán bộ không hưởng lương).

- Nước uống cán bộ, công chức, chuyên trách mức tối đa: 40.000 đồng/người/ ngày

- Họp HĐND, tổ HĐND: thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh.

Nếu họp một buổi trong ngày thì cấp tiền họp theo buổi (Chỉ cấp tiền hội họp đối với những người không hưởng lương: không cấp kinh phí cho cán bộ công chức viên chức, cán bộ chuyên trách).

Các ngành phải lập kế hoạch trước tối thiểu 2 ngày gửi về bộ phận ngân sách (không nhận trong ngày thứ 7 và chủ nhật).

4. Chế độ về chi trả công tác phí, làm thêm ngoài giờ:

Thực hiện khoán công tác phí theo quy định và định mức mà UBND xã thống nhất. Thanh toán công tác phí hàng tháng, thực hiện khoán theo Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Đi công tác ngoài tỉnh thanh toán theo quy định  của UBND tỉnh.

- Đi công tác trong huyện mức khoán từ 150.000đ - 250.000 đồng/người /tháng.

Cụ thể như sau:

+ Mức 350.000đ/tháng gồm: Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, CT HĐND xã, CT UBND xã.

+Mức 300.000đ: Phó Chủ tịchHĐND, Phó CT UBND xã, CTUBMTTQVN xã

+ Mức 250.000đ/tháng gồm: Trưởng các Đoàn thể,Cán bộ Công chức UBND xã.

+Mức 200.000đ/tháng gồm: Cán bộ không chuyên trách.

- Đi công tác trong tỉnh mức khoán tối đa 100.000 đồng/người /ngày

- Chi khoán tiền lưu trú khoán 50.000đ/người/ngày

- Phụ cấp làm thêm ngoài giờ chi trả theo quy định hiện hành và kết quả công việc (Có phiếu báo làm ngoài giờ và bảng chấm công).

5. Sửa chữa nhỏ TSCĐ:

Máy vi tính, máy in: Mỗi CBCC phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng tốt có hiệu quả các thiết bị; tránh tình trạng để ẩm ướt, hư hỏng. Chỉ sửa chữa được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị.

6. Chi tiếp khách, chi khác:

- Phải đúng đối tượng, đúng nội dung công việc. Người tiếp khách là thủ trưởng, trưởng ban ngành.

- Đối với tiếp khách liên quan đến công tác đối ngoại để thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thì có hội ý và xin ý kiến lãnh đạo (Chỉ áp dụng đối với trường hợp đặc biệt).

- Việc chi cho mục này rất hạn chế và hạn chế tối đa để ưu tiên chi cho hoạt động chuyên môn, chi bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và tăng thu nhập cho cán bộ.

- Không được sử dụng kinh phí ngân sách để mua tặng quà biếu sai mục đích.

- Tiếp khách xong phải tập hợp chứng từ,hóa đơn ngay về bộ phận ngân sách để tổng hợp và theo dõi nguồn kinh phí nếu vượt quá mức nguồn trong dự toán thì bộ phận ngân sách có quyền từ chối nhận chứng từ. (người tiếp khách phải chịu trách nhiệm thanh toán với bên cung cấp dịch vụ), phải đảm bảo hoá đơn, chứng từ của cơ quan thuế và nội dung tiếp khách theo quy định.

- Các chi phí khác phải được sử dụng đúng quy định, mục đích và tiết kiệm.

- Chi thăm ốm đau, đám tang  theo quy chế chi tiêu của Đảng ủy.

7. Chi hỗ trợ CBCC các ngày lễ lớn: Tết Nguyên đán: Từ 1.000.000đ-1.500.000đồng/Công chức,Chuyên trách, không chuyên trách xã, 200.000 đồng/CB thôn (Bí thư, trưởng thôn, LLDQTV, thôn đội, công an viên). Các ngày lễ lớn 100.000- 200.000đ/người.(Tùy thuộc vào ngân sách)

 8. Chi trực lễ, tết, bão lụt và các nhiệm vụ đột xuất khác:

- Mức bồi dưỡng trực lễ, tết, bão lụt và các nhiệm vụ đột xuất khác từ 50.000- 100.000 đồng/người/ngày đêm.

- Chi hỗ trợ công đoàn nữ dịp lễ 8/3,20/10 là 100.000đ/người

- Chi hỗ trợ dịp lễ trung thu, 1/6 là 50.000- 100.000đ/cháu

- Chi hỗ trợ hiến máu nhân đạo 100.000đ/người/lần

- Chi hỗ trợ nghiên cứu học tập là 50% kinh phí đề nghị nhưng không quá 3.000.000đ/người/năm.

 9. Chi tiền đi học:

- Theo Quyết định 46/2019/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng nếu trong năm có nhiều cán bộ được cử đi học, đào tạo bồi dưỡng thì kinh phí đào tạo mà hội đồng nhân dân đã phân bổ được chia ra tương ứng để chi nhưng không quá định mức quy định của UBND tỉnh.

- Hỗ trợ 50% tiền học phí các đồng chí tham gia học lớp Đại học hành chính theo quy chế của Đảng ủy.

Điều 5. Quy định về sử dụng tài sản trong đơn vị:

Từng phòng, ban ngành phải chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng những tài sản có trong phòng của mình đang làm việc, sử dụng tài sản có hiệu quả, hợp lý, đúng việc.

Khi cần thiết phải sữa chưa phải làm giấy đề xuất công việc trước khi mang đi sữa chữa, dịch chuyển.

Giao cụ thể cho cá nhân để có trách nhiệm trong việc sử dụng và quản lý tài sản (có Danh mục cụ thể từng phòng kèm theo).

                                                                             Chương II:

                                             Sử dụng kết quả từ hoạt động tài chính trong năm

Điều 6. Quy định về chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên:

1. Phương án trả thu nhập tăng thêm: Trả trực tiếp cho từng CBCC.

2. Phương án tính trả thu nhập tăng thêm: Tuỳ kinh phí tiết kiệm của đơn vị, cuối năm Chủ tịch công đoàn và Thủ trưởng đơn vị bàn bạc về hệ số tăng thêm cho từng loại bình xét. A; B; C

*. Tiêu chuẩn bình bầu CBCC như sau :

- Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan và cấp trên giao, không vi phạm các quy định, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quy định. Có phẩm chất, đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, không xa hoa, lãng phí, có quan hệ tốt với các anh em đồng nghiệp, với bà con lối xóm, với nơi cư trú, tận tụy với công việc, sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng nghiệp và cơ sở.

- Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được cơ quan và cấp trên giao, không vi phạm các quy định, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quy định. Có phẩm chất, đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có quan hệ tốt với các anh em đồng nghiệp, với bà con lối xóm, với nơi cư trú, tận tụy với công việc, sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng nghiệp và cơ sở.

- Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan và cấp trên giao, không vi phạm các quy định, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quy định. Có lối sống lành mạnh, có quan hệ tốt với các anh em đồng nghiệp, với bà con lối xóm, với nơi cư trú, tận tụy với công việc, sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng nghiệp và cơ sở.

3. Quỹ tiền lương (QTL) trả thu nhập tăng thêm được xác định như sau:

QTL = Mức lương tối thiểu * HS điều chỉnh tăng thêm * (HS lương bình quân) * số biên chế * 12 tháng.

Điều 7. Xử lý vi phạm:

 Thủ trưởng đơn vị, trưởng các ban ngành triển khai thực hiện chương trình hành động và quy định cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tuỳ theo mức độ vi phạm của các CBCC và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 8. Điều khoản thi hành

- Các ban ngành đoàn thể, bộ phận trực thuộc khối UBND xã căn cứ vào quy chế này để thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả và không lãng phí. Nhưng phải bám sát vào dự toán ngân sách được phân bổ từ đầu năm đối với từng ban ngành để có mức chi hoạt động cho phù hợp đảm bảo dự toán giao. Nếu đoàn thể nào vượt dự toán, kế hoạch thì tự cân đối để chi trả. UBND xã không chịu trách nhiệm thanh toán các khoản ngoài quy định, định mức.

- CBCC trong cơ quan thực hiện tốt các quy định đã được thông qua tại quy chế này. Quy chế này được thực hiện trong năm 2023.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra để phát hiện xử lý kịp thời các cá nhân gây lãng phí.- Hằng năm phải tiến hành sơ kết, tổng kết kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để rút kinh nghiệm. Kết quả thực hành tiết kiệm hàng năm báo cáo về UBND, Phòng TCKH huyện./.

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 610.814
Truy cập hiện tại 98